Thức ăn cho bò sữa
Các công nghệ & các phương pháp để cải thiện việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi ở Ấn Độ
Sơ lược
Các chủ trại biên tế tạo thành phần cốt lõi trong ngành chăn nuôi gia súc và chiếm hơn 80% tổng số gia súc ở Ấn Độ. Việc chăn nuôi động vật nhai lại được dựa trên cơ sở chăn thả ăn cỏ và các phế thải mùa màng. Các động vật nhai lại loại nhỏ sống hoàn toàn dựa vào bãi cỏ bỏ hoang/sườn đồi. Các nhà khoa học về cỏ khô đã phát triển nhiều vụ cỏ tốt hơn như cỏ lai Napier thay đổi lượng CO3 và CO4 tạo ra hơn 300-400 tấn cỏ xanh/ha mỗi năm và mang lại khoản thu nhập ròng là 250 000 rupee/ha (1 USD = 45 rupee).
Ở một số ngôi làng có một số ít các chủ trại “dư thừa đất” với đất được tưới nước đầy đủ để dành cho các vụ cỏ cho năng suất cao. Các trung tâm thu nhận sữa, các tổ chức hợp tác xã của người nông dân ở làng có thể xác định được các chủ trại “dư thừa đất” và thực hiện ký với họ các hợp đồng năm mang lại lợi nhuận cho cả đôi bên để trồng và cung cấp hàng ngày cỏ cắt tươi. Các máy cắt cỏ kiểu quay trong các hộ nông dân có thể cắt tối đa lượng cỏ sử dụng. Ở các bang có rơm rạ nhiều, hàng triệu tấn rơm rạ được đốt như là một giải pháp thải bỏ.
Có thể sử dụng rơm này để làm thành các viên rơm. Các viên rơm đã làm giàu của bang Punjab có thể đảm bảo toàn bộ các nhu cầu thức ăn/cỏ khô cho động vật ở các bang thiếu hụt bên cạnh. Công nghệ nghiền thành bột, băm nhỏ và vê viên rơm sẽ ứng dụng quy mô sản xuất ở tất cả các vùng.
Giới thiệu
Các chủ trại biên tế tạo thành phần cốt lõi trong ngành chăn nuôi gia súc ở Ấn Độ (Bảng 1). Gần 80% trong tổng số các động vật nhai lại loại lớn, bao gồm cả các con bò lai cho sản lượng cao, và hơn 85% trong tổng số các con gia súc khác thuộc quyền sở hữu của các chủ trại biên tế. Việc chăn nuôi động vật nhai lại ở Ấn Độ chủ yếu dựa vào việc chăn thả trên các đồng cỏ chung được chăn thả quá nhiều và vào các phế thải của vụ mùa như rơm rạ và rơm khô.
Thức ăn làm giàu được sử dụng để bổ sung cho cỏ khô trong trường hợp các động vật lớn sản xuất/làm việc trong khi các động vật nhỏ hoàn toàn sống dựa vào bãi chăn thả bỏ hoang hoặc trên các sườn đồi. Việc bổ sung thêm cỏ khô cùng với một ít cỏ tươi làm tăng đáng kể hiệu suất hệ thống sản xuất bao gồm cả việc giảm lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính và giảm việc phụ thuộc vào thức ăn làm giàu đắt đỏ và giảm được các chi phí sản xuất. Kể từ khi việc khuyến khích sản xuất cỏ tươi được quan tâm, Ấn Độ đã cố gắng thuyết phục các chủ trại biên tế trồng cỏ tươi, nhưng đạt được thành công rất hạn chế.
Bảng 1 - Đất và nông trại nhỏ chăn nuôi gia súc ở Ấn Độ trong năm 2003
Ứng dụng công nghệ và giải pháp của các chủ trại
Cỏ khô cấp theo hợp đồng của các chủ trại “dư thừa đất”. Tiếp cận cỏ khô ở mỗi ngôi làng cùng với trung tâm thu nhận sữa (MCC), tổ chức hợp tác xã sản xuất sữa (DCS) hoặc hợp tác xã của người nông dân (FC), sẽ nâng cao đáng kể việc sản xuất chăn nuôi gia súc. Có hơn 100 000 ngôi làng ở Ấn Độ cùng với một số kiểu cơ sở hạ tầng tiếp thị sữa có tổ chức (MCC/DCS/FC). Không có sự tiếp cận cỏ chất lượng như vậy, việc sản xuất chăn nuôi gia súc ở Ấn Độ sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng gia tăng trong nước đối với các sản phẩm gia súc.
Các cố gắng nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về cỏ ở nước này đã dẫn đến việc phát triển các loại cỏ và các cây họ đậu cho sản lượng cao. Một số loại cỏ nhiệt đới sống lâu năm (trồng lại trong 5 – 6 năm) cho sản lượng cao như giống cỏ lai Napier thay đổi lượng CO3 và CO4 tạo ra hơn 300-400 tấn cỏ xanh/ha mỗi năm. Giá bán cỏ tươi là 1 rupee/kg, chủ trại sản xuất cỏ sẽ nhận được khoản thu nhập tiền mặt hàng ngày trong năm với tổng số tiền lên tới 300 000 rupee/ha mỗi năm và khoản thu nhập ròng là 250 000 rupee. Một ha vụ mùa cỏ như vậy có thể đảm bảo cho các yêu cầu về cỏ của ít nhất là 30 con bò cái hoặc con trâu trong năm vào khoảng 20 kg/con vật/ngày) hoặc hơn 300 con vật nhỏ vào khoảng 4 kg/con/ngày.
Nhiều chủ trại có đất dư thừa được tưới nước đầy đủ để dành cho các vụ mùa cho sản lượng cao, mang lại thu nhập tiền mặt lớn, ở hầu hết các ngôi làng. Các chủ trại như vậy mong muốn nhận được khoản thu nhập cao hơn từ đất được tưới nước của họ hơn là từ việc trồng các vụ mùa thông thường.
MCC/DCS/FC có thể nhận ra các chủ trại “dư thừa đất” trong làng với đất được tưới nước để dành cho các vụ mùa mang lại thu nhập tiền mặt và thực hiện ký với họ các hợp đồng hàng năm mang lại lợi nhuận cho cả đôi bên để trồng và cung cấp cỏ cắt tươi hàng ngày cho các trung tâm thu nhận để bán cho các nhà cung cấp sữa hoặc cho các chủ trại nuôi gia súc nhỏ khác.
Các trung tâm thu nhận sữa và các tổ chức hợp tác xã sản xuất sữa bán thức ăn gia súc hàng ngày đã được cân đối dinh dưỡng và có thương hiệu cho các thành viên sản xuất sữa. Tương tự MCC/DCS/FC ở mỗi làng có thể bán cỏ cắt tươi hàng ngày ở trung tâm thu nhận, làm cho việc tiếp thị cỏ tươi dễ dàng hơn.
Cỏ cấp theo hợp đồng với các chủ trại “dư thừa đất” ở các ngôi làng chỉ cần các cố gắng quảng cáo và tiếp thị có tổ chức của MCC/DCS/FC, và không yêu cầu tiền mặt đầu vào của các chính quyền hoặc các Hợp tác xã. Điều này rõ ràng là thực tế và được khuyến khích bởi nhu cầu, và có thể được áp dụng rộng rãi ở bất kỳ ngôi làng nào trong nước nơi mà đang diễn ra hoạt động bán sữa có tổ chức.
Việc phát triển các máy cắt cỏ kiểu quay (thủ công hoặc chạy bằng điện) trong các hộ gia đình nông dân có thể giúp băm chặt cỏ tươi thành các mẩu nhỏ và tránh được việc gây lãng phí. Các máy cắt cỏ kiểu quay chạy thủ công hoặc bằng điện có giá thành hợp lý hiện có sẵn trên thị trường.
Các viên rơm đã làm giàu. Ấn Độ sản xuất khoảng 300 – 400 triệu tấn rơm/rơm khô mỗi năm. Các chủ trại trên khắp nước này sử dụng cỏ khô trồng trong nước làm thức ăn chính cho các con vật của họ. Có nhiều bang dư thừa rơm khô hiện đang đốt hàng triệu tấn rơm như là một giải pháp thải bỏ. Việc tận dụng rơm làm thức ăn cho vật nuôi sẽ góp phần làm tăng tính sẵn có của thức ăn cho gia súc.
Một nghiên cứu về việc sử dụng cuối cùng rơm rạ lúa và rơm rạ lúa mì ở bang Punjab cho thấy dưới 10% rơm rạ lúa và 40% rơm rạ lúa mì được sản xuất ra hàng năm được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Các chủ trại ở các bang Haryana, Punjab và Tây Uttar Pradesh đã thay thế rất nhiều rơm rạ lúa và rơm rạ lúa mì từ các bữa ăn của động vật lấy sữa bằng các vụ cỏ cho sản lượng và chất lượng cao. Chỉ riêng bang Punjab có gần 8 triệu tấn rơm rạ lúa và khoảng 9 triệu tấn rơm rạ lúa mì được đốt bỏ tại chỗ hàng năm như là một giải pháp thải bỏ (Bảng 2).
Hàng triệu tấn rơm rạ lúa mì ở bang Gujarat và rơm rạ lúa ở Madhya Pradesh cũng được đốt bỏ hàng năm vì các chủ trại không dùng chúng làm thức ăn cho các con vật lấy sữa hoặc các con vật làm việc của họ. Tamil Nadu là một bang dư thừa rơm cho dù rơm rạ lúa là thức ăn chính của các con bò lấy sữa và các con vật làm việc ở bang này.
Rơm rạ lúa và rơm rạ lúa mì bỏ lại sau các vụ mùa thu hoạch có thể được nghiền nhỏ hoặc được cắt nhỏ và vê viên trong các máy nghiền thức ăn, được hoặc không được làm giàu (u-rê, molát, các chất bổ sung khác), làm tăng tính khả dụng của chúng như là thức ăn cho động vật nhai lại, vì chúng khi đó có thể được bảo quản dễ dàng, được vận chuyển và sử dụng làm thức ăn trong các khu vực ở xa thiếu thức ăn xơ. Công nghệ nghiền vụn, cắt nhỏ và vê viên rơm sẽ ứng dụng quy mô sản xuất ở tất cả các vùng trong nước nơi mà rơm rạ được đốt bỏ để biến hàng triệu tấn viên rơm đã làm giàu có sẵn thành thức ăn cho động vật nhai lại.
Bảng 2 - Sản xuất rơm rạ lúa và rơm rạ lúa mì và sử dụng cuối cùng ở Bang Punjab
Có hơn 800 trạm nghiền thức ăn gia súc với các quy mô khác nhau được phân bố trên khắp bang Punjab. Các trạm nghiền này giảm thiểu việc vận chuyển rơm trên khắp bang để đưa đi xử lý. Các viên ơm rạ lúa hoặc rơm rạ lúa mì đã làm giàu từ bang Punjab có thể đáp ứng tổng nhu cầu cỏ khô và thức ăn cho động vật nhai lại ở bang Rajasthan bị hạn hán nặng nề và thiếu hụt thức ăn xơ.
Punjab cũng có thể bán các viên rơm đã làm giàu cho các nhà máy sản xuất thức ăn cho gia súc ở Bắc Ấn Độ, vì thành phần có chi phí thấp cho thức ăn gia súc đã cân bằng dinh dưỡng. Các xưởng vê viên rơm nhỏ, nếu được thành lập ở các khu vực sản xuất rơm ở Madhya Pradesh hoặc Gujarat có thể bổ sung nguồn thức ăn cho động vật nhai lại ở các khu vực đang bị thiếu hụt rơm như Andhra Pradesh và Orissa; và ở Tamil Nadu để sử dụng ở Kerala.
Tháng 7/2011
Nguồn Công ty TNHH Dairy Vietnam.
Nguồn:
Ý kiến của bạn
Bài viết khác