Người tiêu dùng sữa
hân biệt sữa dê thật và sữa dê giả?
Tuy nhiên, theo đại diện ngành nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là đại diện Công ty CP Sữa Ba Vì (nằm trên địa bàn xã Tản Lĩnh, nay đổi về địa bàn xã Vân Hòa - huyện Ba Vì) thì tổng đàn dê cho khai thác sữa trên địa bàn huyện Ba Vì rất ít, duy nhất chỉ có một đơn vị là Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây có nuôi dê cho khai thác sữa với sản lượng 700kg/ngày.
Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất cùng Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây phát triển đàn dê bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu sữa sạch và là đơn vị duy nhất bao tiêu toàn bộ sản lượng sữa dê của trung tâm. Thực tế, giá trị thực của sữa dê cao hơn sữa bò cả ở giá thành và dinh dưỡng. Vì vậy, một số cơ sở sản xuất và chủ các đại lý đánh lừa khách hàng bằng cách tráo sữa bò vào sữa dê nhằm trục lợi.
Với sản lượng khoảng 700kg/ngày tiêu thụ thông qua hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối và siêu thị Big C trên toàn quốc, sản phẩm sữa dê của công ty chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trên thị trường Ba Vì và các huyện lân cận, mỗi ngày tiêu thụ khoảng hơn 2.000 lít sữa dê tươi "nhái". Do đó, để mua được sữa dê chính hiệu, người tiêu dùng khi mua sản phẩm cần xem xét kỹ mẫu mã, bao bì sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Đình Dần, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì, hiện trên địa bàn huyện mới có hai đơn vị đăng ký thương hiệu "Sữa Ba Vì" là Công ty CP Sữa quốc tế IDP và Công ty CP Sữa Ba Vì. Trong đó, trên nhãn hiệu sữa dê của Công ty CP Sữa Ba Vì ghi rõ "Công ty CP Sữa Ba Vì - xã Vân Hòa, huyện Ba Vì". Còn các sản phẩm khác đều không phải thương hiệu "Sữa Ba Vì". Các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra, xử lý nghiêm vấn đề này để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.