Người tiêu dùng sữa
12 cách pha và uống sữa tác dụng ngược
1. Không nên uống sữa khi dạ dày rỗng
Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Tuy có nhiều vitamin và khoáng chất, sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi. Việc uống sữa lúc đói dễ làm bạn mệt và buồn ngủ. Mặt khác, lúc này dạ dày co bóp mạnh nên phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột khi chưa tiêu hóa hết.
2. Không nên uống sữa quá nhiều trong một lúc
Cơ thể con người chỉ hấp thu một lượng sữa thích hợp. Người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.
3. Sữa không được đun quá lâu
Trên thị trường hiện có một số loại sữa không cần đun sôi vẫn sử dụng được. Đối với bệnh nhân buộc phải dùng sữa đun sôi (để khử trùng), không nên đun quá lâu vì dưới tác động của nhiệt độ cao, thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ bị phá hủy.
Đun sữa quá lâu thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ bị phá hủy. |
4. Sữa mới đun sôi không nên để vào phích
Khi đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao. Nếu đổ vào phích, sữa dễ bị biến chất; sau 3-4 tiếng thì bị chua (vi khuẩn trong sữa cứ khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ). Việc uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy... Vì vậy, sữa đun đến đâu nên dùng hết đến đấy, không nên bảo quản trong phích.
5. Chỉ cho đường sau khi đun sôi sữa
Nếu cho đường vào sữa rồi mới đun sôi, dưới nhiệt độ cao, các thành phần của chúng sẽ phản ứng tạo thành chất có độc. Nếu muốn dùng sữa ngọt, hãy để sữa nguội rồi mới cho đường vào.
6. Không được uống sữa cùng với nước hoa quả
Nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua. Thành phần protit trong sữa khi gặp vị chua sẽ kết tủa, không có lợi cho việc tiêu hóa.
7. Không nên uống sữa vào buổi sáng
Có một thực tế khá phổ biến là rất nhiều người thường uống một cốc sữa trước khi ra khỏi nhà thay cho bữa sáng quan trọng. Đây là cách làm sai lầm bởi trong sữa có hàm lượng đạm, protein cao nên khi sử dụng sữa để xua tan cơn đói sẽ hoàn toàn vô hiệu. Đó là còn chưa kể trong sữa có chứa hai chất gây ngủ trong đó có một chất là tryptophan, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và học hành của bạn.
Thời điểm lí tưởng để bạn uống sữa là vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ nửa tiếng. Nếu bạn vẫn có ý định uống sữa vào bữa sáng thì nên ăn kèm với các loại thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy, bánh bao, cơm…
8. Pha sữa quá đặc
Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho trẻ uống sữa càng đặc càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn… Đặc biệt, một số trẻ còn bị viêm ruột non xuất huyết cấp tính.
Thông thường, mỗi nhãn hiệu sữa đều đã được nhà sản xuất hướng dẫn cách pha sao cho đảm bảo thành phần dinh dưỡng để trẻ hấp thụ tốt nhất. Do đó, mẹ đừng sáng tạo thêm, bớt kẻo lại 'tiền mất tật mang'.
Trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon... |
9. Pha sữa bột với nước quá nóng hoặc quá nguội
Khi pha sữa cho bé, mẹ nên sử dụng nước ấm 40-60 độ C (2/3 nước nguội + 1/3 nước sôi là sẽ có nước pha sữa hoàn hảo).
Dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho bé là lỗi không thể thứ tha. Bởi, một số chất dinh dưỡng như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… dễ bị hư hỏng, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Còn nếu mẹ pha sữa với nước nguội thì sữa sẽ không tan hết kéo theo chất dinh dưỡng trong sữa cũng không được trẻ hấp thụ một cách tối đa.
10. Pha sẵn sữa để trẻ uống ban đêm
Pha sẵn sữa để ban đêm trẻ tỉnh dậy uống ngay vừa tiết kiệm thời gian vừa tiện lợi? Nếu có chị em nào nghĩ thế thì hãy xem xét lại ngay. Sự thật, bình sữa sau khi pha chỉ để tối đa 1-2 giờ với điều kiện luộc sôi bình kỹ, kỹ thuật pha sữa đúng và trẻ chưa mút vú. Nếu trẻ đã ngậm vú thì phải bú hết trong vòng 15-30 phút.
Tuyệt đối không pha sẵn sữa và lưu trữ quá lâu bởi đây là điều kiện tốt cho vi trùng sinh sôi, phát triển. Bú sữa này bé dễ nhiễm bệnh.
11. Dùng sữa uống thuốc
Nhiều trẻ nhỏ khi bị bệnh thì sợ uống thuốc. Để dụ dỗ con, cha mẹ nghĩ ra chiêu dùng sữa (thay vì nước trắng) để cho con uống thuốc, vì cho rằng, sữa có vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm vị đắng của thuốc, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.
Sự thật, uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, khiến cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể.
Bởi thế, dùng sữa cho trẻ uống thuốc là vô tình mẹ đã hại đến sức khỏe của con. Và lưu ý, trong 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
12. Cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn
Trước bữa ăn khoảng 20-30 phút, mẹ uống một cốc sữa đầy thì đến bữa ăn chính, cảm giác của mẹ thế nào? Chắc hẳn sẽ là chán ăn, ăn kém...?! Trẻ con cũng thế, nếu mẹ cho con uống sữa quá gần bữa ăn thì việc con ngắc ngứ, mặt mũi buồn thiu... khi nhìn thấy đồ ăn là điều dễ hiểu bởi hệ tiêu hóa của con vừa phải 'ì ạch' hấp thu và tiêu hóa lượng lớn protein trong sữa.
Mẹ thông minh nên cho trẻ uống sữa cách bữa ăn 1-2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thu protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất.