Chế độ chính sách ngành sữa
THỦ TỤC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM: ĐỐI VỚI SỮA NHẬP KHẨU
Đồng thời, liên bộ sẽ thành lập đoàn thanh tra xử lý các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo và chất lượng các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ.
Trước đó, theo Nghị định số 46/CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế có cũng đã quy định về xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Mức phạt là 500.000 đồng đến 20 triệu đồng, đồng thời cũng quy định hình thức xử lý kèm theo là buộc tiêu hủy các sản phẩm thay thế sữa mẹ không bảo đảm chất lượng
Theo Phòng nghiệp vụ Trung tâm Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện tại, Trung tâm chỉ đánh giá chất lượng sữa dinh dưỡng cho trẻ em theo tiêu chuẩn của năm 1998 về vi sinh vật, kim loại nặng, độc tố vi nấm, nhóm dinh dưỡng (đường, đạm, béo, vitamin) và một số chỉ tiêu vệ sinh khác
THỦ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SỮA NHẬP KHẨU
Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa nhập khẩu gồm:
1) Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh sữa (02 bản sao công chứng).
2) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (Certificate Of Analysis): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan)
3) Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (02 bộ nhãn có đóng dấu của thương nhân).
4) Riêng trường hợp với sản phẩm Sữa và Phụ gia thực phẩm thì cần bổ xung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale): 02 bản sao y công chứng
5) Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN BAO GỒM:
1. Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng (theo Mẫu 1 ban hành kèm theo văn bản này);
2. Quyết định của chủ cơ sở sản xuất thực phẩm ban hành tiêu chuẩn cơ sở (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu 2 ban hành kèm theo văn bản này);
3. Quy trình sản xuất thực phẩm cơ sở (vẽ riêng hoặc vẽ kèm trong bản công bố)
4. Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam (bản sao công chứng).
5. Phiếu kết quả kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
6. Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân).
7. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao).
8. Bản sao Giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có).
9. Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.