Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị
Nguyên lý của chẩn đoán và điều trị rối loạn sinh sản
Nguyên lý của chẩn đoán và điều trị rối loạn sinh sản là “chẩn đoán sớm (hoặc phát hiện sớm), điều trị sớm”. Nguyên lý này đúng cho cả trường hợp của bò tơ và bò sinh sản. Đối với bò hậu bị điều quan trọng là không được quá muộn trong lần dẫn tinh đầu tiên. Do đó, bò hậu bị phải được nuôi một cách đúng đắn. Đặc biệt ở giai đoạn này phải kiểm tra xem bò hậu bị có mắc bệnh di truyền dẫn đến vô sinh hay không.
Đối với bò sinh sản, quan trọng là khi nào cần phải thụ tinh cho bò sau khi bò đẻ. Thông thường thì sau khi đẻ 20 ngày trứng sẽ bắt đầu rụng. Tuy nhiên, không thể phát hiện dấu hiệu động dục của bò ở lần rụng trứng đầu tiên này mà phải đợi đến lần sau khi bò đã đẻ được 40 ngày. Nhưng khoảng cách này sẽ bị kéo dài ra do ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đặc biệt là ở bò thu nhận dinh dưỡng thấp hoặc bò có thể trạng xấu. Hàm lượng dinh dưỡng thấp và/hoặc bò mắc bệnh sau khi sinh sẽ làm chậm sự phục hồi của tử cung và buồng trứng sau khi đẻ. Tuỳ theo vào cách quản lý sinh sản của trang trại mà khoảng thời gian chờ đợi tự nguyện (VWP) của bò được hình thành. Do nếu mang thai quá sớm sau khi đẻ thì sẽ gây nên vấn đề nhất là với bò sữa cao sản, do đó khoảng thời gian chờ đợi tự nguyện thường là 60 đến 70 ngày (ở Việt Nam khoảng thời gian này là 50-60 ngày). Dẫu vậy, nếu bò không biểu hiện động dục trước khi khoảng thời gian chờ đợi tự nguyện này kết thúc thì phải kiểm tra bò ngay. “Bò đẻ một lứa một năm” là tốt nhất, kinh tế nhất và nếu khoảng cách đẻ kéo dài hơn một năm, người chăn nuôi sẽ mất nhiều tiền hơn. Cũng như vậy, nếu tình trạng bất thường kéo dài quá dẫn đến tình hình bệnh tật ngày càng xấu đi và rất khó phục hồi. Chẳng hạn, nếu kéo dài tình trạng u nang nang trứng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nội mạc tử cung và có thể dẫn đến mức độ bệnh tật trầm trọng hơn.
Thông tin chi tiết Xem tại đây