Các bệnh thường gập ở bò sữa và cách điều trị

Các thể bệnh viêm vú trên bò


Có thể nói ở đâu có bò, ở đó có viêm vú. Hay nói một cách chính xác hơn: "Nơi nào có nuôi bò sữa, nơi đó có bệnh viêm vú bò".


Các thể bệnh viêm vú có thể rất nhẹ nhàng, như viêm vú tiềm ẩn hoặc dữ dội, gây chết bò như viêm vú cấp ác tính. Tìm hiểu về các thể bệnh này giúp người nuôi bò sữa tránh bệnh cho bò.

 

 

Viêm vú lâm sàng

 

Bầu vú bò trông to khỏe như... pháo đài và được trang bị nhiều thứ vũ khí để chống lại các vi trùng xâm nhập như: tế bào bạch cầu, đại thực bào, kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu... Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ dù vững chắc đến cách mấy cũng có lúc sơ hở. Đối với bò sữa lỗ núm vú chính là "gót chân A-sin" vì sau mỗi lần vắt sữa, lỗ núm vú cần thời gian để đóng lại và trong khoảng thời gian này, vi trùng dễ dàng lẻn vào mà không cần... gõ cửa.

Việc vi trùng xâm nhập vào bên trong bầu vú của bò là chuyện thường. Nhưng xâm nhập là một chuyện, còn gây bệnh hay không lại là chuyện khác. Bên trong bầu vú luôn có các tế bào bạch cầu trung tính, các đại thực bào, những lính canh của hệ thống phòng vệ đầu tiên có nhiệm vụ bắt giữ, tiêu diệt những vị khách không mời mà tới này.

Khi cơ thể bò đã huy động tối đa lực lượng bảo vệ gồm cả các tế bào có chức năng thực bào (tức bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn) đến lực lượng ngự lâm quân (kháng thể) nhưng gặp phải số lượng kẻ thù áp đảo và được trang bị nhiều "đồ chơi" như: nội độc tố, ngoại độc tố, khả năng bám dính cao... khả năng phòng vệ bị thất bại, vú bò có thể bị viêm cấp tính cục bộ hay trầm trọng hơn là viêm ác cấp tính.

 

 

Viêm vú cấp tính

 

Đây là thể bệnh người chăn nuôi giỏi ít gặp vì nếu gặp thường xuyên thì... dễ đau tim. Khi bò bị bệnh, bên trong bầu vú bò giống như một bãi chiến trường sau một trận đánh lớn. Kẻ sống, người chết, với đủ loại gươm, đao, giáo gãy..., nghĩa là, xác tế bào bạch cầu trung tính, xác tế bào nang tuyến, xác vi trùng, mảnh vỡ tế bào, vi trùng còn sống... Tất cả các thành phần này tạo thành dịch rỉ viêm và trộn lẫn trong sữa khiến cho chất lượng sữa không nói ra thì ai nhìn cũng biết.

Tuy nhiên, nói theo kiểu "Tái Ông mất ngựa", bệnh viêm vú cấp tính cũng chưa chắc là dở. Đó là bầu vú bị viêm nhìn vào là biết ngay, chất lượng sữa tồi tệ có thể dễ dàng nhận biết qua màu sắc (vàng, đỏ lẫn máu), trạng thái (lợn cợn, vón cục), mùi vị (mặn, đắng) bất thường. Bác sĩ thú y và nhà chăn nuôi, do vậy cũng dễ dàng nhận biết bệnh qua các triệu chứng điển hình như: sưng, nóng, đỏ, đau và sẽ có biện pháp chăm sóc, điều trị phù hợp và bệnh có thể phục hồi nhanh chóng.

 Nhưng nếu điều trị không triệt để, viêm vú cấp tính có thể trở thành viêm vú mãn tính là thể bệnh kéo dài. Chi phí điều trị cho bệnh này sẽ gia tăng theo số ngày điều trị và sữa cũng không sử dụng được nên thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi có thể còn lớn hơn so với các thể bệnh khác.

 

 

Viêm vú tiềm ẩn và á cấp tính

 

Trường hợp viêm vú tiềm ẩn, viêm vú á cấp tính, với các triệu chứng lặng lẽ lại càng nguy hiểm hơn. Bò không có các triệu chứng điển hình, sữa vẫn có nhưng sản lượng bị giảm sút. Chất lượng sữa đã thay đổi nhưng bằng mắt thường sữa trông vẫn bình thường. Việc điều trị lại càng khó khăn hơn bởi vì không phải cứ đưa thuốc vào là bệnh lui do nguyên nhân gây viêm vú tiềm ẩn, viêm vú á cấp tính rất phức tạp.

Các vi trùng gây viêm vú bò thật sự không phải là kẻ xa lạ mà chính là những kẻ thân quen chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mọi lúc, mọi nơi trên cơ thể bò và môi trường xung quanh. Chúng có thể xem như những kẻ cơ hội bẩm sinh, rình rập gây bệnh. Danh sách kẻ cơ hội kiểu này khá dài như: Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysagalactiae, Streptococcus uberis, E. coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas spp...

 

Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla cho các hoạt động: xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa.

 

 

 




Nguồn: Tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa của FCV
Ý kiến của bạn
Tên của bạn * :
E-mail * :
Tiêu đề * :
Nội dung * (Bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu):
 
Mã bảo mật * :   
   
Bài viết khác